Nguồn lực tài chính của Phật giáo cho việc đảm bảo an sinh xã hội ở nước ta hiện nay
Xét về bản chất các tôn giáo chân chính đều chứa đựng giá trị nhân bản nhân đạo và tinh thần hướng thiện. với phật giáo ngay từ khi hình thành đã đề cao tinh thần từ bi nhân ái vì cuộc sống hạnh phúc và an lạc của chúng sinh. vì thế phật giáo nhấn mạnh sự phát triển toàn diện của con người cần hội tụ đủ những vấn đề về phát triển tinh thần sự tráng kiện của thân tâm cùng sự bảo đảm về điều kiện kinh tế. phát triển kinh tế là để cho tất cả mọi người đều được sống an lạc thái bình. đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, cũng cần nhiều nguồn lực để làm công việc thuộc về kinh tế an sinh hiện đại hóa Phật giáo cũng như góp phần phát triển kinh tế đất nước. Thế nên việc phát huy những nguồn lực trong đó có nguồn lực tài chính của tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng có ý nghĩa quan trọng. nguồn lực đó của Phật giáo được khai thác và sử dụng hợp lý vì lợi ích không những của thế hệ hiện nay mà còn của các thế hệ mai sau đó là vấn đề tất yếu trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Trong bài viết tác giả muốn nhấn mạnh những nguồn lực tài chính của phật giáo và thực trạng sử dụng nguồn lực đó cho việc đảm bảo an sinh xã hội đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm phát huy nguồn lực tài chính của Phật giáo nhằm đảm bảo an sinh xã hội cho người dân ngày càng sâu rộng với nhiều hình thức phong phú linh hoạt đạt hiệu quả cao.
Xin lỗi bạn không thể down load tài liệu này. Bạn có thể xem tài liệu trực tuyến trên website hoặc liên hệ thư viện trường để được hướng dẫn. Cảm ơn bạn đã sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn vui lòng tham khảo thỏa thuận sử dụng của thư viện số.